BÀI SỐ 8

LỄ BÁP-TÊM NƯỚC

BÀI HỌC

Câu hỏi: “Tôi xin hỏi liệu một người có cần phải trải qua lễ báp-têm nước để có thể được lên thiên đàng hay không? Tôi yêu mến Chúa và được báp-têm từ lúc tám tuổi. Hiện nay tôi là 18 tuổi và một người từ một hội thánh không giáo phái nói rằng không ai có thể được cứu và báp-têm trong lúc còn nhỏ như vậy được. Và người đó cũng nói rằng anh cần phải làm báp-têm mới có thể được lên thiên đàng, nhưng hệ phái Báp Tít của tôi nói rằng điều đó là không cần thiết. Tôi rất muốn được lên thiên đàng. Tôi phục vụ Chúa trong mọi lĩnh vực có thể, nhưng tôi muốn hỏi rằng bây giờ tôi đã trưởng thành, liệu tôi có cần phải làm báp-têm lại hay không? Chúa ban phước cho bạn và chân thành cám ơn.”

Trả lời: “Sự cứu rỗi và tha thứ tội lỗi là món quà miễn phí qua đức tin nơi Chúa Jêsus Christ. Công Vụ Các Sứ Đồ 10:43 chép rằng, Tất cả các nhà tiên tri đều làm chứng rằng ai tin Ngài thì nhờ danh Ngài được tha tội. Sự cứu rỗi đến từ đức tin; sự tin cậy và nương cậy vào Chúa Jêsus và sự đổ huyết của Ngài để mang đến cho con người sự công chính trước Chúa. Trong Công Vụ 10:44-48, Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo (chứng thực sự cứu rỗi) trước khi họ chịu phép báp-têm.”

Nhưng có những trường hợp khác trong Kinh Thánh có vẻ như sự tha thứ tội lỗi xảy ra trong khi làm báp-têm (Công Vụ 2:38). Đó là bởi vì báp-têm là sự biểu lộ của đức tin, và được thể hiện khi một người tiếp nhận Chúa Jêsus trong sự ăn năn (Mác 16:16 chép rằng, Ai tin và chịu báp-têm sẽ được cứu; nhưng ai không tin sẽ bị kết tội.) Lễ báp-têm cũng là một lời ước nguyện với Chúa Jêsus từ một lương tâm trong sáng (Công Vụ 22:16 và I Phi-e-rơ 3:21).

Nếu bạn thực sự tiếp nhận Chúa Jêsus vào lòng mình từ lúc tám tuổi, Chúa chấp nhận đức tin đơn sơ, thật thà của bạn. Lễ báp-têm có một vài điều kiện. Một trong những điều kiện của lễ báp-têm là sự ăn năn. Bạn đến với Chúa có phải vì sự ăn năn trong suy nghĩ và tấm lòng của mình không (Công Vụ 2:38, 20:21, và 17:30)? Bạn đã tin và xưng nhận Chúa Jêsus và tin rằng Chúa Jêsus là Chúa của đời bạn hay chưa? (Mác 16:16, Giăng 3:16 và Rô-ma 10:9-10)? Nếu chưa, hãy đến với Chúa Jêsus, ăn năn tội của mình, nhờ cậy ân điển của Ngài để được tha thứ tội lội của bạn, và đóng ấn quyết định của mình để bước đi theo Ngài thông qua việc chịu báp-têm bằng nước.

Lễ báp-têm là sự thể hiện đức tin của một người nơi Chúa Jêsus. Nếu chỉ làm lễ mà không có đức tin thì nó không có ý nghĩa gì cả. Những người tin vào Chúa Jêsus là Chúa và Cứu Chúa luôn sẵn sàng bày tỏ đức tin đó và công khai tuyên xưng Chúa Jêsus theo cách công khai này. Nếu một người tin Chúa mà nói rằng, tôi tin Chúa Jêsus nhưng không muốn làm lễ báp-têm, đức tin của họ là đức tin chết. Đức tin chết là khi nó không được biểu hiện bằng hành động (Gia-cơ 2:18-19). Chỉ bởi đức tin mà người ta được cứu, nhưng đức tin cứu rỗi thì không bao giờ đứng chỉ một mình mà nó luôn luôn sẵn sàng bày tỏ ra bằng hành động. Lễ báp- têm không cứu rỗi ai cả, chỉ có Chúa Jêsus là Cứu Chúa. Cũng như thế, nước không thanh tẩy tội lỗi, chỉ có huyết của Chúa Jêsus mà thôi. Nhưng đức tin khiến cho huyết của Ngài được linh nghiệm trên bạn và đôi khi đức tin đó lại được thể hiện vào đúng thời điểm một người chịu phép báp-têm (Công Vụ 22:16). Câu hỏi là bạn đã ăn năn tội lỗi chưa? Bạn có tin Chúa Jêsus không? Nếu có thì sao bạn còn chần chờ - hãy mạnh dạn và chịu báp-têm!

Câu Hỏi Và Các Câu Kinh Thánh Trong Bài Học
  1. Câu hỏi của người bạn trẻ này là gì?

  2. Theo câu Kinh Thánh Công Vụ Các Sứ Đồ 10:43, sự cứu rỗi đến với chúng ta như thế nào?

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:43 Tất cả các nhà tiên tri đều làm chứng rằng ai tin Ngài thì nhờ danh Ngài được tha tội.

  1. Báp-têm là một biểu hiện của đức tin thường diễn ra vào thời điểm của sự cứu rỗi. Công vụ các sứ đồ 2:38 diễn tả lẽ thật này như thế nào?

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu phép báp-têm để được tha tội mình, rồi sẽ lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. (Bản Truyền Thống)

  1. Còn Câu Kinh Thánh Mác 16:16 nói gì về điều này?

Mác 16:16 Ai tin và chịu báp-têm sẽ được cứu; nhưng ai không tin sẽ bị kết tội.

  1. Báp-têm là một cách để kêu cầu danh Chúa. Câu Kinh Thánh Công Vụ Các Sứ Đồ 22:16 nói gì về điều này?

Công Vụ Các Sứ Đồ 22:16 Bây giờ, anh còn chờ đợi gì nữa? Hãy trỗi dậy, kêu cầu danh Chúa mà nhận báp-têm và tẩy sạch tội lỗi mình đi.

  1. Báp-têm là một cách để kêu cầu Chúa cho một lương tâm trong sáng. I Phi-e-rơ 3:21 có xác nhận lẽ thật này không?

I Phi-e-rơ 3:21 Báp-têm ngày nay là biểu tượng của điều đó để cứu anh em; báp-têm không phải là sự cất bỏ ô uế khỏi thân thể, mà là lời nguyện ước với Đức Chúa Trời từ một lương tâm trong sáng, qua sự sống lại của Đức Chúa Jêsus Christ.

  1. Theo câu Kinh Thánh Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38, những điều kiện cần thiết đễ làm báp-têm là gì?

Công Vụ Các Sứ Đồ 2:38 Phi-e-rơ trả lời rằng: Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Đức Chúa Jêsus chịu báp-têm, để được tha tội mình, rồi sẽ nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh. (Bản Truyền Thống).

  1. Theo câu Kinh Thánh Mác 16:16, điều kiện cần thiết để làm báp- têm là gì?

Mác 16:16 Ai tin và chịu báp-têm sẽ được cứu; nhưng ai không tin sẽ bị kết tội.

  1. Liệu một đứa trẻ sơ sinh có thể ăn năn tội lỗi?

  2. Liệu một đứa trẻ sơ sinh có thể có đức tin?

  3. Hãy đọc câu Kinh Thánh Công Vụ Các Sứ Đồ 10:43-48. Bước thứ hai sau khi một người đã đặt đức tin vào Chúa Jêsus là gì?

Công Vụ Các Sứ Đồ 10:43-48 [43] Hết thảy các đấng tiên tri đều làm chứng nầy về Ngài rằng hễ ai tin Ngài thì được sự tha tội vì danh Ngài. [44] Khi Phi-e-rơ đang nói, thì Đức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. [45] Các tín đồ đã chịu phép cắt bì, là những kẻ đồng đến với Phi-e-rơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Đức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa. [46] Vì các tín đồ nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Đức Chúa Trời. [47] Bấy giờ Phi-e-rơ lại cất tiếng nói rằng: Người ta có thể từ chối nước về phép báp-tem cho những kẻ đã nhận lấy Đức Thánh Linh cũng như chúng ta chăng? [48] Người lại truyền làm phép báp-tem cho họ nhân danh Đức Chúa Jêsus Christ. Họ bèn nài người ở lại với mình một vài ngày.” (Bản Truyền Thống)

Câu Trả Lời
  1. Câu hỏi của người bạn trẻ này là gì?

Một người có cần làm lễ báp-têm để lên thiên đàng không?

  1. Theo câu Kinh Thánh Công Vụ 10:43, sự cứu rỗi đến với chúng ta như thế nào?

Như một món quà qua đức tin nơi Chúa Jêsus.

  1. Báp-têm là một biểu hiện của đức tin thường diễn ra vào thời điểm của sự cứu rỗi. Công vụ các sứ đồ 2:38 diễn tả lẽ thật này như thế nào?

Phi-e-rơ nói rằng “Mỗi người phải nhân danh Đức Chúa Jêsus nhận báp-têm để được tha tội mình”.

  1. Còn Câu Kinh Thánh Mác 16:16 nói gì về điều này?

Chúa Jêsus phán rằng, “Ai tin và chịu báp-têm sẽ được cứu,” có nghĩa là hai điều này có thể xảy ra cùng một lúc.

  1. Báp-têm là một cách để kêu cầu danh Chúa. Câu Kinh Thánh Công Vụ Các Sứ Đồ 22:16 nói gì về điều này?

Câu Kinh Thánh này nói rằng, ai mà kêu cầu danh Chúa sẽ được tẩy sạch tội lỗi. Kêu cầu danh Chúa có thể bằng cách nói ra miệng (Lu-ca 18:13) hoặc qua lễ báp-têm.

  1. Báp-têm là một cách để kêu cầu Chúa cho một lương tâm trong sáng. I Phi-e-rơ 3:21 có xác nhận lẽ thật này không?

Có.

  1. Theo câu Kinh Thánh Công Vụ 2:38, những điều kiện cần thiết để chịu báp-têm là gì?

Sự ăn năn.

  1. Theo câu Kinh Thánh Mác 16:16, điều kiện cần thiết để chịu báp- têm là gì?

Đức tin.

  1. Một đứa trẻ sơ sinh có thể ăn năn tội lỗi không?

Không thể.

  1. Một đứa trẻ sơ sinh có thể có đức tin không?

Không thể.

  1. Hãy đọc Kinh Thánh Công Vụ Các Sứ Đồ 10:43-48. Bước thứ hai sau khi một người đã đặt đức tin vào Chúa Jêsus là gì?

Chịu báp-têm nước.