BÀI SỐ 2

CÁCH SUY NGẪM LỜI CHÚA

BÀI HỌC

Từ suy ngẫm có nghĩa là “trầm ngâm, trầm tư, suy tư, hay tính toán”. Trong tiếng Hy Lạp, từ này có nghĩa là “suy đi nghĩ lại một vấn đề gì trong tâm trí” và cũng được dịch là tưởng tượng, hình dung.

Hai lý do chúng ta nên suy ngẫm Kinh Thánh là “suy nghĩ về lẽ thật để đổi mới tâm trí và để gặp Chúa qua lời của Ngài” bằng cách cầu nguyện, tạ ơn, và suy ngẫm, suy tưởng, trầm ngâm về Chúa.

Suy ngẫm lời Chúa qua các chủ đề. Bạn có thể chọn một chủ đề trong lời Chúa, ví dụ như Lễ Báp-têm để học. Tra định nghĩa từ trong tiếng Hy Lạp, hay tiếng Hê-bơ-rơ, hoặc trong một từ điển tốt, cũng như tìm từ gốc. Tìm hiểu và suy ngẫm về ngữ cảnh của câu Kinh Thánh, và từ đó tìm hiểu thêm về các chủ đề liên quan đến chủ đề chính, ví dụ như sự tha thứ (Công Vụ 2:38), sự ăn năn (Công Vụ 2:38), đức tin (Mác 16:16), lương tâm (I Phi-e-rơ 3:21), kêu cầu Chúa (Công Vụ 22:16) v.v. Sau đó hãy cố gắng trả lời các thắc mắc bạn có hoặc các câu hỏi mà Kinh Thánh nêu lên, như: Các điều kiện cần thiết cần phải thỏa mãn là gì trước khi một người nhận lễ Báp-têm? Mục đích của lễ Báp-têm là gì? Khi nào thì lễ Báp-têm được thực hiện? và trong bao lâu?

Suy ngẫm lời Chúa theo từng sách - chọn một sách trong Kinh Thánh và nghiên cứu từng câu một. Bằng cách đọc đi đọc lại và suy ngẫm một quyển sách trong một thời gian dài, bạn sẽ trở nên quen thuộc với nội dung của nó (số chương và số câu).

Suy ngẫm lời Chúa bằng cách nghiên cứu từ ngữ. Ý nghĩa của các từ sử dụng là gì? Tin Chúa là như thế nào? Ý nghĩ của từ Chúa là gì? Ý nghĩa của từ Jêsus là gì? Ý nghĩa của từ Christ là gì? Ý nghĩa của từ công chính là gì? v.v.

Suy ngẫm lời Chúa bằng cách nghiên cứu các đoạn Kinh Thánh. Một đoạn văn là một đơn vị tạo nên văn bản, bao gồm nhiều câu và miêu tả một suy nghĩ hay chủ đề. Khi người viết muốn thay đổi nội dung trong văn bản, họ thường bắt đầu một đoạn văn mới. Khi đọc Kinh Thánh, chú ý đến các cấu được sử dụng, ví dụ như dấu hỏi. Tìm hiểu xem tại sao người nói hỏi câu hỏi này? Câu hỏi này liên quan đến ngữ cảnh như thế nào? v.v.

Suy ngẫm lời Chúa không chỉ đơn thuần là nhìn vào các từ ngữ, mà là gặp gỡ chính Chúa qua lời Ngài.

Câu Hỏi Và Các Câu Kinh Thánh Trong Bài Học
  1. Từ “suy ngẫm” nghĩa là gì?
  2. Hai lý do chúng ta nên suy ngẫm Kinh Thánh là gì?
  3. Suy ngẫm theo các chủ đề có nghĩa là gì?
  4. Suy ngẫm theo câu có nghĩa là gì?
  5. Hãy đọc Lu-ca 6:46. Theo bạn từ “Chúa” có nghĩa là gì?

Lu-ca 6:46 Sao các con gọi Ta: ‘Chúa, Chúa!’ mà không làm theo lời Ta phán?

  1. Hãy đọc Ma-thi-ơ 1:21. Theo bạn từ “Jêsus” nghĩa là gì?

Ma-thi-ơ 1:21 Nàng sẽ sinh một con trai; ngươi hãy đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội.”

  1. Hãy đọc Lu-ca 23:1-2. Theo bạn từ “Christ” nghĩa là gì?

Lu-ca 23:1-2 [1]Cả Hội đồng đứng dậy giải Ngài đến trước Phi-lát. [2] Họ bắt đầu tố cáo Ngài rằng: “Chúng tôi đã phát hiện người nầy xúi giục dân chúng nổi loạn, ngăn cấm chúng tôi nộp thuế cho Sê-sa, và xưng mình là Đấng Christ, là Vua.”

  1. Định nghĩa đoạn văn?
  2. Suy ngẫm lời Chúa không phải là chỉ nhìn vào từ ngữ, mà là …?
Câu Trả Lời
  1. Từ “suy ngẫm” nghĩa là gì?

Trầm ngâm, suy tư, hay suy đi nghĩ lại một vấn đề gì trong tâm trí.

  1. Hai lý do chúng ta nên suy ngẫm Kinh Thánh là gì?
  • Suy nghĩ về lẽ thật (để đổi mới tâm trí).
  • Để gặp gỡ/tìm kiếm/nhìn nhận Chúa qua lời của Ngài (suy nngẫm, suy tưởng, trầm ngâm về Chúa).
  1. Suy ngẫm theo các chủ đề có nghĩa là gì?

Chọn một chủ đề trong Kinh Thánh để tìm hiểu và nghiên cứu.

  1. Suy ngẫm từng câu có nghĩa là gì?

Chọn một sách trong Kinh Thánh và nghiên cứu từng câu một.

  1. Hãy đọc Lu-ca 6:46. Theo bạn từ “Chúa” có nghĩa là gì?

Một người chúng ta vâng lệnh (như một người chủ).

  1. Hãy đọc Ma-thi-ơ 1:21. Theo bạn từ “Jêsus” nghĩa là gì?

Đấng cứu dân mình ra khỏi tội.

  1. Hãy đọc Lu-ca 23:1-2. Theo bạn từ “Christ” nghĩa là gì?

Vua.

  1. Định nghĩa đoạn văn là gì?

Một đoạn văn là một đơn vị tạo nên văn bản, bao gồm nhiều câu và miêu tả một suy nghĩ hay chủ đề.

  1. Suy ngẫm lời Chúa không phải là chỉ nhìn vào từ ngữ, mà là…?

Kết nối với Chúa thông qua Lời của Ngài.