Chủ đề ngày hôm nay của chúng ta là sự tha thứ trong Ma-thi-ơ 18:21-22, [21] Lúc ấy, Phi-e-rơ đến gần Đức Chúa Jêsus và hỏi: “Thưa Chúa, nếu anh em con phạm lỗi với con thì con sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?” [22] Ngài đáp: “Ta không nói với con chỉ bảy lần đâu, nhưng là bảy mươi lần bảy.” Tôi nghĩ rằng Phi-e-rơ tưởng là mình rất hào phóng khi hỏi Chúa xem liệu tha thứ bảy lần là đủ hay chưa. Chúa Jêsus đáp, “Phi-e-rơ, không phải bảy lần mà là bảy mươi lần bảy.” Đó là 490 lần, nhưng điều đó không có nghĩa là sau 490 lần, bạn không phải tha thứ nữa. Không ai có thể gây ra nhiều tội lỗi như vậy trong một ngày. Chúa Jêsus muốn nói rằng sự tha thứ cần là sự liên tục, lặp đi lặp lại. Sự tha thứ nên là thái độ của một Cơ Đốc Nhân. Chúa Jêsus cầu nguyện trong Lu-ca 23:34 rằng “Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết mình làm điều gì.” Và cũng như ông Ê-tiên trước khi bị ném đá trong Công Vụ 7:60, Rồi ông quỳ xuống, kêu lớn: “Lạy Chúa, xin đừng quy tội nầy cho họ!” Vừa dứt lời thì ông ngủ. Không phải tất cả mọi người sẽ tiếp nhận sự tha thứ, nhưng thái độ trong lòng của một Cơ đốc nhân nên luôn luôn là cho đi sự tha thứ.
Chúa Jêsus kể một câu chuyện ngụ ngôn về sự tha thứ ở câu 23-26 của sách Ma-thi-ơ 18, [23] Vậy nên, vương quốc thiên đàng ví như vị vua kia muốn kết toán sổ sách với các đầy tớ của mình. [24] Khi vua bắt đầu soát sổ, người ta đem đến cho vua một người mắc nợ vua mười nghìn ta-lâng [có một số bản dịch ghi là con số này tương đương với mười triệu đô la mỹ]. [25] Vì người ấy không có gì để trả nên vua ra lệnh bán người, vợ con và tất cả tài sản, để trả nợ. [26] Người đầy tớ quỳ xuống van nài: ‘Thưa chúa, xin hoãn cho tôi thì tôi sẽ trả hết!’ (Trong ngoặc là ghi chú của tôi).
Hãy xem xét tình huống này: Một người đàn ông mắc nợ chủ của mình mười triệu đô la Mỹ. Anh ta không tìm cách nào có thể trả được món nợ - kể cả anh ta và ông vua đều thừa nhận là anh ta không thể trả được. Ngày xưa trong thời gian Chúa sinh sống, không ai có thể đăng ký yêu cầu phá sản như ở Hoa Kỳ để xóa bỏ số tiền nợ mà họ sẽ phải bán cả bản thân, vợ con, tất cả của cải, kể cả việc trở thành nô lệ cho người khác để trả nợ. Người mắc nợ sẽ bị tống vào tù cho đến khi món nợ được trả hết, và nếu không trả được, họ có thể sẽ phải ở trong tù suốt đời. Người đàn ông trong câu chuyện Kinh Thánh này làm điều duy nhất anh ta có thể làm: anh ta quỳ xuống và van xin sự thương xót: “Thưa ngài, xin ngài hãy kiên nhẫn với tôi! Tôi van lạy và hứa rằng tôi sẽ trả lại đầy đủ không thiếu một xu nào. Xin hãy kiên nhẫn với tôi!” Lưu ý trong câu 27, Kinh Thánh nói rằng ông vua động lòng thương, thả người ấy về và tha nợ cho.
Chúng ta có một khoản nợ quá lớn chúng ta không thể trả. Kinh Thánh dạy rằng tiền công của tội lỗi là sự chết (Rô-ma 6:23) – sự tách biệt khỏi Đức Chúa Trời mãi mãi – tất cả bạc vàng trên thế gian không thể cứu chuộc chúng ta. Và Chúa, trong sự thương xót và ân sủng của Ngài đã ban Con Một của Ngài, Chúa Jêsus đến thế gian để trả món nợ mà chúng ta không thể trả. Chúa nhìn chúng ta với một con mắt yêu thương và tràn đầy sự thương xót và nói rằng: “Ta tha thứ cho người món nợ này.”
Người đàn ông vừa được tha thứ mười triệu đô la này có một người bạn cũng nợ ông một khoản tiền độ hai mươi đô la. Đáng lẽ ra anh ta nên nói rằng, “Tôi vừa được tha thứ mười triệu đô la nên hai mươi đô thật là không đáng là bao nhiêu! Thôi tôi sẽ tha cho anh để cho anh cũng được tự do như tôi!” Nhưng anh ta đã không làm như vậy. Hãy tiếp tục theo dõi câu chuyện trong Ma-thi-ơ 18:28-31: [28] Nhưng khi đầy tớ ấy ra về, gặp một đồng bạn mắc nợ mình một trăm đơ-ni-ê thì tóm lấy cổ và nói: ‘Hãy trả hết nợ đi.’ [29] Bạn quỳ xuống, nài nỉ: ‘Xin hoãn cho tôi thì tôi sẽ trả cho anh.’ [30] Nhưng người nầy không chịu, cứ bắt bạn bỏ tù cho đến lúc trả hết nợ. [31] Những đồng bạn khác thấy vậy thì rất buồn, đến thuật lại với vua mọi việc đã xảy ra. Anh ta ném người bạn của mình vào tù vì hai mươi đô la tiền nợ ngay sau khi anh ta vừa được tha thứ mười triệu đô! Bạn có thể tin được không?
Câu 32-34 chép rằng, [32] Vua truyền gọi đầy tớ ấy đến và nói: ‘Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi van nài ta; [33] thế sao ngươi lại không thương xót đồng bạn mình, như ta đã thương xót ngươi?’ [34] Vua nổi giận, giao nó cho cai ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. Người đàn ông này sau đó bị ném vào tù bởi vì cách mà anh ta đối xử với người đầy tớ của mình, và do đó đã mất đi sự tha thứ ban đầu. Chúa Jêsus nói trong câu 35, Nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ anh em mình thì Cha Ta trên trời cũng đối xử với các con như vậy. Có phải là dại dột không khi mà chúng ta đã được tha thứ tất cả tội lỗi, mà kết quả của tội lỗi là sự chết và tách rời khỏi Chúa mãi mãi, chúng ta lại nhất quyết không tha thứ cho người khác? Chúng ta cầu xin Chúa, nói rằng: “Xin Chúa hãy tha thứ và thương xót con thông qua Chúa Jêsus,” và được nhận lãnh sự tha thứ, nhưng lại quay ra và không tha thứ người khác vì những điều nhỏ bé mà chúng ta nghĩ là lớn lao – ngay sau khi nhận được từ Chúa sự tha thứ cho tất cả các tội lỗi của chúng ta. Chúa nói rằng đó là độc ác.
Tôi đã từng làm mục sư quản nhiệm cho một Hội Thánh trong một thời gian, và trong thời gian đó có chứng kiến một cô gái trẻ có khả năng tiên đoán tương lai. Một ngày nọ, cô ấy đến gặp tôi và hỏi: “Có phải là Chúa Thánh Linh chỉ cho tôi biết điều gì sẽ đến trong tương lai?” Tôi đáp lại rằng: “Tôi nghĩ là cô sẽ không thích câu trả lời của tôi đâu, nhưng tôi không tin rằng đấy là Đức Thánh Linh. Tôi nghĩ rằng nó là tà thuật, là linh bói khoa, cũng như cái linh đã đi theo Sứ Đồ Phao-lô trong Công Vụ 16. Và cuối cùng Phao-lô ra lệnh đuổi tà linh ra khỏi cô gái và từ đó cô mất khả năng bói khoa”. Tôi tiếp tục giải thích cho cô ấy rằng tôi không phải là Chúa, và khuyên cô: “Hãy đến với Chúa Jêsus và hỏi Ngài: ‘Thưa Chúa, xin Ngài hãy bày tỏ cho con cái gì đã cho con khả năng tiên tri, kể cả trước khi con được cứu? Liệu đó có phải là Thánh Linh hay là một tà linh khác?’” Sau một ngày, cô quay lại và nói với tôi rằng, “Tôi đã cầu nguyện hỏi Chúa, và tôi nghĩ rằng mọi chuyện của tôi đều tốt đẹp.” Tôi đáp lại: “Những gì Chúa phán thì đều đúng, còn tôi thì không phải là Đấng Toàn Tri!”
Cuộc hội thoại trên diễn ra vào đầu năm 1986, bạn có biết chuyện gì xảy ra cùng năm đó không? Tám phi hành gia thực hiện chuyến bay vào vũ trụ trên một con tàu tên là Challenger. Trong những phi hành gia có một cô giáo đứng tuổi. Trước ngày bay, cô giáo được mời tham dự phỏng vấn. Cô gái trẻ ở trong Hội Thánh của tôi mở tivi và thấy buổi phỏng vấn đúng lúc cô giáo nói rằng: “Ngày mai tôi sẽ bay vào vũ trụ cùng Challenger!”. Khi xem đến đó, một tà linh nói với cô gái rằng: “Ngày mai người phụ nữ này sẽ chết.” Và đúng là như vậy, ngày hôm sau, khi con tàu Challenger cất cánh, nó nổ tung trước sự chứng kiến của cả thế giới và toàn bộ phi hành đoàn đều thiệt mạng.
Sau đó, cô gái trẻ trong Hội Thánh của tôi đến nói với tôi rằng, “Mục sư Don, tôi nghĩ rằng cái linh đã cho tôi thông tin và giúp tôi tiên đoán tương lai không phải là Đức Thánh Linh. Xin mục sư hãy cầu nguyện cho tôi!” Và sau buổi thờ phượng, khi mọi người đã ra về, tôi nắm tay cô và ra lệnh: “Tà linh bói khoa, ra ngay lập tức!” Không có gì xảy ra. Tôi nghĩ đến câu chuyện khi môn đồ của Chúa Jêsus cố gắng đuổi tà linh ra khỏi cậu bé bị bệnh kinh phong nhưng không thể. Chúa Jêsus phán rằng “Hãy đem đứa bé lại đây cho Ta” (Ma-thi-ơ 17:16-17), nên tôi cầu nguyện Chúa rằng “Chúa ơi, con tưởng là con hiểu biết hết tất cả những gì cần biết, nhưng con mang cô gái này đến chân Ngài và xin Chúa hãy mở mắt cho chúng con hiểu.” Vợ tôi cùng lúc đó cũng cầu nguyện và Chúa cho vợ tôi một lời phán. Vợ tôi nói: “Có điều gì đó liên quan đến mẹ của cô ấy.” Tôi lập tức hỏi cô gái: “Cô có chịu tha thứ cho mẹ của mình không?” Ngay sau khi tôi hỏi như vậy, cô gái hét lên: “KHÔNG! Bà ấy bỏ rơi tôi” Và tôi phải ra lệnh: “Ta cột trói ngươi tà linh!” rồi tôi tiếp tục hỏi cô gái một lần nữa về việc tha thứ cho mẹ mình. Nhờ ân điển và sự giúp sức của Chúa, cô gái đã tha thứ cho mẹ mình. Cô giải phóng bản thân mình bằng cách đưa ra quyết định tha thứ, nhận được sự giải cứu và được tự do.
Giống như Chúa Jêsus đã dạy qua câu chuyện ngụ ngôn trong sách Ma-thi-ơ 18, nếu chúng ta không tha thứ người khác sau khi Chúa tha thứ mọi tội lỗi cho mình, chúng ta sẽ bị giao cho cai ngục hành hạ. Vậy những kẻ cai ngục này là ai? Đó có thể là rất nhiều thứ - ma quỷ, bệnh tật, trầm cảm, ốm đau và nhiều thứ khác nữa. Mà gốc rễ là sự không tha thứ. Không tha thứ cho người khác sau khi chúng ta được Chúa tha thứ mở đường cho Sa-tan tiến vào cuộc sống của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng chúng ta phải đưa ra quyết định tha thứ. Trong lời cầu nguyện của Chúa Jêsus trong Ma-thi-ơ 6:9-11, Chúa nói rằng hãy tha thứ như chúng ta đã được tha thứ.
Mác 11:25-26 chép rằng khi chúng ta cầu nguyện, nếu chúng ta có bất cứ điều gì bất bình với bất cứ ai, hãy tha thứ cho họ trước. Điều này có nghĩa là gì? Chúng ta nên ôm ấp sự không tha thứ trong lòng bao lâu? Chỉ cho đến khi chúng ta đến với Chúa để cầu nguyện mà thôi. Và nếu chúng ta có một chút cay đắng với bất kỳ ai, chúng ta nên giải phóng cho họ khỏi tâm trí chúng ta và tuyên xưng: “Chúa ơi, hôm nay con sẽ giải phóng những người đó. Con tha thứ cho họ. Con quyết định sẽ tha thứ cho họ vì Ngài đã tha cho con một món nợ lớn lao hơn nhiều.”
“Chúa ơi, con xin cầu nguyện cho tất cả những ai đang đọc bài học này mà vẫn còn sự không tha thứ trong lòng, rằng họ sẽ đưa ra quyết định tha thứ cho những người đã làm tổn thương họ và buông bỏ những tổn thương ngay lúc này, dù những người ấy còn sống hay đã chết. Con xin cầu nguyện rằng tất cả những đau đớn trong lòng họ sẽ được chữa lành bởi quyền năng và ân điển của Ngài. Con cảm tạ Chúa, trong danh Chúa Jêsus Christ, Amen.”
Ma-thi-ơ 18:21-26 [21] Lúc ấy, Phi-e-rơ đến gần Đức Chúa Jêsus và hỏi: “Thưa Chúa, nếu anh em con phạm lỗi với con thì con sẽ tha thứ cho họ mấy lần? Có phải đến bảy lần chăng?” [22] Ngài đáp: “Ta không nói với con chỉ bảy lần đâu, nhưng là bảy mươi lần bảy. [23] Vậy nên, vương quốc thiên đàng ví như vị vua kia muốn kết toán sổ sách với các đầy tớ của mình. [24] Khi vua bắt đầu soát sổ, người ta đem đến cho vua một người mắc nợ vua mười nghìn ta-lâng. [25] Vì người ấy không có gì để trả nên vua ra lệnh bán người, vợ con và tất cả tài sản, để trả nợ. [26] Người đầy tớ quỳ xuống van nài: ‘Thưa chúa, xin hoãn cho tôi thì tôi sẽ trả hết!’
Ma-thi-ơ 18:27-30 27 [27] Vua động lòng thương, thả người ấy về và tha nợ cho. [28] Nhưng khi đầy tớ ấy ra về, gặp một đồng bạn mắc nợ mình một trăm đơ-ni-ê thì tóm lấy cổ và nói: ‘Hãy trả hết nợ đi.’ [29] Bạn quỳ xuống, nài nỉ: ‘Xin hoãn cho tôi thì tôi sẽ trả cho anh.’ [30] Nhưng người nầy không chịu, cứ bắt bạn bỏ tù cho đến lúc trả hết nợ.
Ma-thi-ơ 18:31-35 [31] Những đồng bạn khác thấy vậy thì rất buồn, đến thuật lại với vua mọi việc đã xảy ra. [32] Vua truyền gọi đầy tớ ấy đến và nói: ‘Hỡi đầy tớ độc ác kia, ta đã tha hết nợ cho ngươi, vì ngươi van nài ta; [33] thế sao ngươi lại không thương xót đồng bạn mình, như ta đã thương xót ngươi?’ [34] Vua nổi giận, giao nó cho cai ngục cho đến khi nào trả xong hết nợ. [35] Nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ anh em mình thì Cha Ta trên trời cũng đối xử với các con như vậy.”.
Bảy lần.
Bốn trăm chín mươi lần (thậm chí còn nhiều hơn thế nữa).
Mười nghìn ta-lâng.
Bán chính mình, vợ con, tất cả tài sản.
Xin hoãn cho tôi thì tôi sẽ trả hết.
Và liệu anh ta có khả năng trả hết nợ của mình không?
Không.
Động lòng thương, thả người đầy tớ về và tha nợ cho.
Thái độ của Chúa đối với chúng ta và món nợ (tội lỗi) của chúng ta là như thế nào?
Thương xót và tha thứ cho tội lỗi của chúng ta.
Một trăm đơ-ni-ê (tương đương một ngày công).
Không kiên nhẫn (Đòi trả ngay).
Bạo lực (Tóm lấy cổ bạn, bắt bỏ tù cho đến khi bạn trả hết nợ). Không thương xót (Dù bạn đã quỳ xuống, nài nỉ).
Bắt bỏ tù bạn mình đến khi bạn trả hết nợ.
Đầy tớ độc ác.
Thương xót đồng bạn mình giống như vua đã thương xót hắn. Hắn phải tha nợ cho bạn như vua đã tha cho hắn.
Vua trở nên tức giận.
Có.
Đây chính là những gì Cha Ta trên trời sẽ đối xử với con nếu như các con không thể tha được cho những người nài xin sự tha thứ từ con.