Chúng ta đã học về cách bước đi trong quyền năng của Chúa và chia sẻ với người khác qua các ân tứ Chúa ban. Tôi muốn bạn biết rằng việc này mang lại vinh hiển cho Đức Chúa Trời và Ngài muốn chúng ta sử dụng năng lực của Ngài. Có rất nhiều câu Kinh Thánh nói về điều này, hôm nay tôi muốn chia sẻ một vài câu với bạn. Trong Ma-thi-ơ chương 9, Chúa Jêsus chữa lành cho một người đàn ông bị bại liệt, và lát nữa, tôi sẽ nói thêm về việc chữa lành khi chúng ta đọc sách Mác chương 2. Trong Ma-thi-ơ 9:8, Kinh Thánh chép rằng Dân chúng chứng kiến sự việc đều sợ hãi, và tôn vinh Đức Chúa Trời, Đấng đã ban cho loài người thẩm quyền như vậy. Bạn có biết rằng các ân tứ Thánh Linh - như làm phép lạ - để tôn vinh Chúa, và đó là lý do Chúa đã ban cho chúng ta ân phước đó?
Khi bạn chia sẻ lời Chúa với người khác, phản ứng tự nhiên của người nghe là nghi ngờ và họ thường thắc mắc là: “Làm sao tôi biết được những gì bạn chia sẻ là đúng?” Ông T.L. Osborne, một trong những nhà truyền giáo nổi tiếng nhất thế giới, dẫn dắt hàng ngàn người đến với Chúa, đã chia sẻ về kinh nghiệm của bản thân khi ông đi truyền giáo ở các nước khác nhau. Mới đầu khi ông chia sẻ lời Chúa, không ai tin ông cả. Trong một cuộc hội thoại với một người đàn ông, ông T.L. Osborne nói rằng: “Kinh Thánh nói như thế nên đó là sự thật.” Người đàn ông hỏi lại: “Quyển Kinh Thánh của ông thì khác gì các quyển sách khác?” Ông T.L Osborne nhận ra rằng họ không tin rằng quyển Kinh Thánh là lời lẽ thật. Ông đã thầm nghĩ: Mặc dù mình có đức tin rằng Kinh Thánh là lời của Chúa, nhưng làm sao để mình có thể thuyết phục họ?
Ông về nước với tâm trạng nản lòng, thất vọng. Ông quyết định dành thời gian tìm kiếm Chúa. Ngài nói với ông rằng ông cần sử dụng các ân tứ Chúa ban. Mục đích của các dấu kỳ và phép lạ là để chứng minh lời của Chúa là lẽ thật sẽ thay đổi cuộc đời con người. Trong I Phi-e-rơ 1:23, Kinh Thánh chép rằng, Anh em đã được tái sinh, không phải bởi hạt giống dễ hư hoại, nhưng bởi hạt giống không hề hư hoại, đó là lời hằng sống và bền vững của Đức Chúa Trời. Lời Chúa là để thay đổi đời sống con người, nhưng làm cách nào để chúng ta khiến họ tin rằng Chúa đang phán với họ? Đó chính là mục đích của phép lạ. Khi chúng ta chia sẻ lời Chúa và nói rằng ý muốn của Chúa là tất cả đều được chữa lành, sau đó, chúng ta sẽ chứng minh bằng cách cầu nguyện chữa lành trong danh Chúa Jêsus. Lời cầu nguyện cho người bị mù hay điếc và rồi họ nhìn được hay nghe được, chứng minh rằng đó là Chúa làm. Phép lạ không thay đổi con người, nhưng Chúa sẽ dùng phép lạ để họ tin rằng những gì chúng ta chia sẻ là lời của Chúa.
Một ví dụ điển hình trong Kinh Thánh là Mác 2:1-9, khi Chúa Jêsus chữa lành cho người đàn ông bị bại liệt: [1] Vài ngày sau, Đức Chúa Jêsus trở lại thành Ca-bê-na-um, dân chúng nghe tin Ngài ở trong nhà [2] nên tụ họp lại rất đông, đến nỗi ngay trước cửa cũng không còn chỗ trống. Ngài giảng đạo cho họ. [3] Bấy giờ có bốn người khiêng đến Ngài một người bại liệt. [4] Vì đám đông, họ không thể đem người ấy đến gần Ngài được nên đã dỡ mái nhà ngay trên chỗ Ngài đang ngồi; rồi từ lỗ trống đó họ dòng giường người bại xuống. [5] Thấy đức tin của họ, Đức Chúa Jêsus phán với người bại: “Hỡi con, tội lỗi con đã được tha.” [6] Nhưng có mấy thầy thông giáo ngồi đó thắc mắc trong lòng rằng: [7] “Sao người nầy nói như vậy? Thật là phạm thượng! Ngoài Đức Chúa Trời, còn ai có thể tha tội được?” [8] Tâm trí Đức Chúa Jêsus đã nhận biết ngay những gì họ đang nói với nhau nên phán: “Tại sao trong lòng các ngươi lại thắc mắc như vậy? [9] Theo các ngươi, giữa việc bảo người bại liệt rằng: ‘Tội con đã được tha,’ và việc bảo: ‘Hãy đứng dậy vác giường mình mà đi’ thì việc nào dễ hơn? Sự thật là cả hai điều trên đều là không thể. Một người không thể tha thứ tội lỗi và cũng không thể chữa lành cho một người khác bị bại liệt. Nên nếu Chúa có thể tha thứ tội lỗi, Ngài cũng có thể chữa lành bệnh tật.
Chúa Jêsus phán trong câu 10-12 [10] Nhưng, để các ngươi biết rằng Con Người ở thế gian có thẩm quyền tha tội - Ngài phán với người bại liệt - [11] “Ta bảo con, hãy đứng dậy, vác giường và đi về nhà!” [12] Người bại liệt đứng dậy, lập tức vác giường đi ra trước mặt mọi người đến nỗi ai nấy đều kinh ngạc và tôn vinh Đức Chúa Trời rằng: “Chúng ta chưa từng thấy việc như vậy bao giờ!” Chúa Jêsus nói rất rõ ràng là “Nhưng để các người biết rằng Con Người ở thế gian có thẩm quyền tha tội” - Ngài phán với người bại liệt. Chúa chữa lành để họ thấy được rằng nếu Ngài có thể làm phép lạ trong thế giới vật chất khi Ngài phán, thì những điều thuộc về thế giới tâm linh như việc tha thứ tội lỗi là hoàn toàn có thể. Ngài sử dụng phép lạ để chứng minh lời nói của mình.
Trong Hê-bơ-rơ 2:2-3, Kinh Thánh cũng chép rằng, [2] Vì nếu lời thiên sứ rao truyền là chắc chắn, và mọi sự vi phạm hay bất tuân đều bị báo ứng thích đáng, [3] thì làm sao chúng ta tránh khỏi hình phạt nếu chúng ta xem thường ơn cứu rỗi lớn dường ấy? Đó là ơn cứu rỗi được Chúa công bố từ ban đầu, rồi những người đã nghe xác chứng cho chúng ta. Chúa chứng minh lời của mình qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Câu này cùng với câu Mác 16:20, Còn các môn đệ Ngài ra đi truyền giảng khắp nơi, Chúa cùng làm việc với họ và xác chứng lời họ bằng nhiều dấu lạ kèm theo. Tôi muốn nhấn mạnh rằng Chúa muốn chúng ta sử dụng quyền năng và phép lạ của Ngài để bày tỏ về Chúa cho người khác.
Chúa muốn sử dụng phép lạ qua quyền năng của Thánh Linh để thuyết phục con người rằng Chúa đang nói với họ. Mục đích của Chúa là để tấm lòng con người được giải phóng, nhưng đôi khi con đường đến với tấm lòng của một người là thông qua thân thể và cảm xúc của họ. Nếu bạn có thể giải quyết được hai phần này và giải phóng họ, họ sẽ mở lòng và cho phép Chúa động chạm vào các mặt còn lại của họ và cuối cùng sẽ dâng hiến cuộc đời của họ cho Chúa.
Trong I Cô-rinh-tô 2:1-5, Phao-lô viết thư cho Hội Thánh ở Cô-rinh-tô, kể cho họ cách ông tiếp cận họ: [1] Thưa anh chị em, khi tôi đến với anh chị em, tôi công bố cho anh chị em huyền nhiệm của Đức Chúa Trời không phải bằng lời nói cao siêu hay khôn khéo, [2] vì giữa vòng anh chị em, tôi quyết định không biết gì ngoài Chúa Cứu Thế Jêsus là Đấng đã bị đóng đinh trên thập tự giá. [3] Về phần tôi, khi đến với anh chị em, tôi tỏ ra yếu đuối, sợ sệt và run rẩy. [4] Tôi dạy và truyền giảng không phải bằng lời thuyết phục khôn khéo nhưng do sự thể hiện Đức Thánh Linh và quyền năng. [5] Vì thế, đức tin anh chị em không xây dựng trên sự khôn ngoan loài người, nhưng trên quyền năng Đức Chúa Trời. Lý do Phao-lô nhấn mạnh rằng ông không đến với họ bằng lời nói cao siêu hay khôn khéo nhưng bằng sự thể hiện của Đức Thánh Linh, là để Hội Thánh ở Cô-rinh-tô đặt niềm tin vào quyền năng của Đức Chúa Trời thay vì sự khôn ngoan của con người.
Tinh Lành có tính logic rất cao. Một khi bạn nhận thức được lẽ thật, bạn sẽ tự hỏi tại sao mình lại từng không biết đến và tại sao nhiều người không chấp nhận nó. Nhưng Tin Lành không chỉ là logic… mà là một trải nghiệm với một vị Chúa có thật. Chúa vẫn sống ngày hôm nay, và Ngài muốn bày tỏ bản thân qua quyền năng như cách Ngài đã làm trong Kinh Thánh. Hê-bơ-rơ 13:8 chép rằng, Đức Chúa Jêsus Christ hôm qua, ngày nay, và cho đến đời đời không hề thay đổi. Chúa Jêsus đến và được Chúa Cha xác nhận bằng các dấu kỳ, phép lạ. Công Vụ 10:38 nói rằng, Thể nào Đức Chúa Trời đã xức dầu cho Đức Chúa Jêsus người Na-xa-rét bằng Đức Thánh Linh và quyền năng, rồi Ngài đi khắp nơi làm việc nhân đức và chữa lành tất cả những người bị ma quỷ áp chế, vì Đức Chúa Trời ở cùng Ngài. Ngài xác nhận lời của mình, và những phép lạ đó như một hồi chuông ngân vang thu hút mọi người đến với sứ điệp của Chúa. Nhiều câu Kinh Thánh chép rằng những phép lạ này mang đến vinh hiển cho Chúa, và nếu Chúa Jêsus sử dụng năng lực của Đức Thánh Linh để thay đổi cuộc sống của những người xung quanh, làm thế nào mà chúng ta có thể nghĩ rằng mình sẽ làm tốt hơn những gì Chúa làm? Nếu Chúa Jêsus sử dụng quyền năng của phép lạ để thu hút mọi người đến với Ngài để Ngài có thể truyền giảng cho họ, làm thế nào để chúng ta có thể thuyết phục thế giới ngày nay mà không cần vận hành trong quyền năng siêu nhiên của Đức Chúa Trời? Phép lạ thật sự là để tôn vinh Chúa. Phép lạ là tiếng chuông khiến mọi người chú ý. Giống như tiếng chuông để thông báo mọi người đã tới giờ ăn tối - mặc dù thức ăn là thứ sẽ làm bạn no nê, tiếng chuông báo mới là thứ thu hút sự chú ý của bạn. Không có tiếng chuông thông báo, nhiều người sẽ nhỡ mất giờ ăn. Và không có quyền năng siêu nhiên của Chúa, nhiều người sẽ nhỡ mất một lẽ thật là Chúa có thật và Ngài có khả năng thay đổi tấm lòng họ và tha thứ mọi tội lỗi cho họ.
Tôi muốn khích lệ bạn rằng Chúa làm các phép lạ qua chúng ta để thay đổi đời sống của người khác. Nhiều người sẽ nói rằng: “Nhưng tôi không cảm thấy thoải mái cho lắm. Nếu như tôi cầu nguyện cho một người và họ không được chữa lành thì sao? Làm sao tôi biết được phép lạ sẽ xảy ra?” Nếu bạn cũng có câu hỏi này, tôi muốn bạn biết rằng: bạn không phải là người làm ra phép lạ, người làm ra phép lạ là Chúa! Bạn không nhận công lao về mình khi phép lạ xảy ra, người bạn cầu nguyện cho được lành, và bạn cũng không phải chịu trách nhiệm khi phép lạ không xuất hiện. Nhiệm vụ của bạn chỉ là cầu nguyện; Chúa là đấng làm công việc chữa lành, nhưng Ngài phải làm điều đó thông qua bạn. Chúa muốn sử dụng bạn một cách kỳ diệu. Bạn cần đọc lời Chúa, biết rằng phép lạ là có thật và màu nhiệm cho những người trong Kinh Thánh, và áp dụng lời Chúa vào trong cuộc sống của bạn để quyền năng của Chúa sẽ tuôn đổ trên bạn ngay hôm nay.
Mác 2:10-12 [10] Nhưng, để các ngươi biết rằng Con Người ở thế gian có thẩm quyền tha tội” - Ngài phán với người bại liệt - [11] “Ta bảo con, hãy đứng dậy, vác giường và đi về nhà!” [12] Người bại liệt đứng dậy, lập tức vác giường đi ra trước mặt mọi người đến nỗi ai nấy đều kinh ngạc và tôn vinh Đức Chúa Trời rằng: “Chúng ta chưa từng thấy việc như vậy bao giờ!”
Mác 16:15-18 [15] Ngài phán với họ: “Hãy đi khắp thế gian, giảng Tin Lành cho mọi người. [16] Ai tin và chịu báp-têm sẽ được cứu; nhưng ai không tin sẽ bị kết tội. [17] Những người tin sẽ được các dấu lạ nầy kèm theo: Họ sẽ nhân danh Ta đuổi quỷ; sẽ nói những ngôn ngữ mới; [18] bắt rắn trong tay, hay nếu uống nhằm chất độc cũng không bị hại; họ đặt tay trên người bệnh thì người bệnh sẽ được lành.”
Công Vụ 8:5-8 [5] Phi-líp đi xuống thành Sa-ma-ri rao giảng Đấng Christ cho dân chúng ở đó. [6] Đoàn dân nghe ông giảng và thấy các dấu lạ ông làm thì đồng lòng chăm chú nghe ông; [7] vì có những uế linh kêu lớn tiếng mà ra khỏi nhiều người bị ám; nhiều người bại và què cũng được chữa lành. [8] Vì thế, trong thành tràn ngập niềm vui.... [12] Nhưng khi họ đã tin Phi-líp, người rao giảng Tin Lành về vương quốc Đức Chúa Trời và danh Đức Chúa Jêsus Christ cho họ, thì cả nam lẫn nữ đều nhận báp-têm.
Công Vụ 3:12 Thấy vậy, Phi-e-rơ liền nói với dân chúng: “Thưa đồng bào Y-sơ-ra-ên, tại sao anh em ngạc nhiên về việc này? Sao anh em nhìn chăm chúng tôi như thể chúng tôi đã nhờ quyền năng hay đạo đức riêng của mình mà khiến người này đi được?
Công Vụ 3:16 Chính đức tin trong danh Ngài đã làm cho người mà anh em thấy và biết đây được vững mạnh. Chính danh Ngài và đức tin nơi Ngài đã khiến người nầy hoàn toàn khỏe mạnh như tất cả anh em đã thấy.
I Cô-rinh-tô 1:7 Để anh em không thiếu bất cứ ân tứ thuộc linh nào, trong lúc chờ đợi sự hiện ra của Chúa chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ.
Phép lạ là một sự kiện khác thường, kỳ lạ và được coi là biểu hiện của sức mạnh siêu nhiên. Đó cũng là sự can thiệp siêu nhiên của quyền năng Đức Chúa Trời với quy luật tự nhiên.
Tha thứ tội lỗi.
Không phải là quyền năng hay đạo đức riêng của ông đã khiến người què đi được. Chúa làm điều đó.
Qua danh Chúa Jêsus và đức tin nơi Ngài.
Có. Một người vô danh theo Chúa (Mác 9:38-39). Phi-líp (Công Vụ 8:5-7), A-na-nia (Công Vụ 9:10-18).
Khi Chúa Jêsus hiện ra. Khi Ngài trở lại.